Phát triển cà phê Việt Nam bền vững bằng cách giảm lượng khí thải carbon

 Việt Nam là nước đứng thứ hai trên thế giới về sản lượng cà phê. Các nông dân trồng cà phê đang nỗ lực góp phần giảm thiểu lượng CO2 được thải ra bằng cách trồng các loại thực vật khác nhau bên cạnh cà phê.

GIẢM LƯỢNG KHÍ THẢI CARBON – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI

Đây là một trong những nhận định được đưa ra từ phía Chương trình Sáng kiến cảnh quan bền vững (ISLA) do IDH (Tổ chức sáng kiến Thương mại bền vững Việt Nam) sáng lập. Cụ thể, ông Daan Wensing – Giám đốc Cảnh quan Toàn cầu tại IDH, cho biết:“Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa đòi hỏi phải xem xét lại các hệ thống canh tác, trong đó, có sản xuất cà phê. Nghiên cứu này mang lại hy vọng cho cộng đồng và nông dân trồng cà phê, giúp họ có thể phục hồi khí hậu nhanh hơn và trồng cà phê một cách bền vững hơn. Cùng với việc sử dụng phân bón và nước hiệu quả hơn, đa dạng hóa giống cây trồng có thể trở thành xu hướng đi đầu trong nỗ lực sản xuất cà phê lâu dài trong tương lai.”

Cụ thể, khu vực Tây Nguyên đang là “thánh địa cà phê” với vai trò cung cấp 95% sản lượng của Việt Nam. Đây là khu vực đang được kỳ vọng sẽ có những cải cách đáng kể để làm giảm lượng CO2 trong sản xuất. Bởi lẽ, nơi đây đang là một nguồn phát thải carbon khổng lồ thông qua việc sử dụng nước, phân bón và các nguồn năng lượng khác. Nhưng nếu thay thế các trang trại cà phê truyền thống bằng các trang trại cà phê đa dạng bằng cách trồng xen kẽ các loại cây khác như : hồ tiêu, bơ, sầu riêng….Chúng sẽ tạo ra nhiều sinh khối hơn và giúp cô lập nhiều CO2 hơn so với việc chỉ trồng mỗi cà phê.

Theo số liệu báo cáo, các trang trại trồng cà phê truyền thống là nguồn phát thải carbon với 0,37 tấn CO2 trên mỗi tấn cà phê được sản xuất. Nhưng nếu trồng đa dạng nhiều loại cây xen lẫn cà phê, các trang trại này sẽ trở thành các bể chứa carbon và chỉ tạo ra 0,16 tấn CO2 hằng năm trên mỗi tấn cà phê. Nghiên cứu này kéo dài trong hai năm và đã phân tích lượng phát thải carbon trong sản xuất cà phê Robusta tại 300 trang trại ở các tỉnh Tây Nguyên là Lâm Đồng và Đăk Lăk.

Bên cạnh đó, ngoài ý nghĩa cải thiện môi trường, xoa dịu hiện trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, người nông dân còn có thể mở rộng phạm vi nguồn thu nhập có sẵn thông qua việc sản xuất các giống cây trồng khác ngoài cà phê.

Ông Daan Wensing cho biết, “đa dạng hóa là một khái niệm đang phát triển ở Việt Nam. Khi nhiều nông dân áp dụng phương pháp này và các phương pháp nông lâm kết hợp khác, số lượng trang trại đóng vai trò là các bể chứa carbon sẽ phát triển. Nó sẽ trở thành động lực quan trọng trong cả việc giảm thiểu khí hậu lẫn tăng khả năng phục hồi môi trường.”

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *